TIÊN THIÊN BÁT QUÁI

Bát quái có phân thành Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái. Dựa theo truyền thuyết, Tiên thiên Bát quái do hoàng đế Phục Hy sáng tạo ra. Đến nhà Chu, Chu Văn Vương dựa trên cơ sơ của Tiên thiên Bát quái lại sáng tạo ra Hậu thiên Bát quái. Việc sáng tạo Tiên thiên và Hậu thiên Bát quái là nền tảng vững chắc để nghiên cứu Dịch học. Bắt đầu từ nhà Chu, Trung Quốc xuất hiện phân chia thị tộc. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, để củng cố địa vị thống trị của mình, ông đã thiêu hủy hết thảy thư tịch văn hóa của bách gia. Trong số sách bị đốt, chỉ giữ lại thư tịch về y học, bốc, tinh tượng, trồng cây. Trong đó cũng bao gồm Kinh dịch mà chúng ta vừa mới nói tối.
Kinh dịch có thể vượt qua hạn vận đó, chủ yếu là vì thuộc loại sách chiêm bốc. Khi muốn biết trước được sự việc, người cổ đại phải tiến hành chiêm bốc, muốn biết họa phúc cần phải hỏi trời. Phương pháp hỏi trờii là đốt mai rùa. Sau đó dựa vào vết nứt dùng quẻ tượng của Kinh dịch để phân biệt cát hung, thành bại của sự tình.
Hình Bát quái Phục Hy được ghi chép ở trong Kinh dịch, tượng trưng 8 loại hiện tượng tự nhiên ở trong vũ trụ đó là:
Quẻ “Càn”, quẻ tượng “Càn tam liên” (3 vạch liền) tượng trưng trời.
Quẻ “Khôn”, quẻ tượng “Khôn lục đoạn” (6 vạch đứt), tượng trưng đất.
Phù hiệu của hai quẻ Càn và Khôn vốn tượng trưng cho cơ quan sinh dục của nam giới và nữ giới, cũng là hình tượng cơ bản của giống cái và giống đực. Từ trong những phù hiệu Bát quái này có thể thấy được hình tượng của trời và đất, hình tượng ban ngày và ban đêm, hình tượng của mặt trời và mặt trăng, hình tượng của âm và dương.
Quẻ “Ly”, quẻ tượng “Ly trung hư” (rỗng giữa), tượng trưng lửa (Thái dương).
Quẻ “Khảm”, quẻ tượng “Khảm trung mãn” (đầy giữa), tượng trưng nước (Thái âm).
Quẻ “Chấn”, quẻ tượng là “Chấn ngưỡng bồn” (bát ngửa), tượng trưng sấm.
Quẻ “Tốn”, quẻ tượng là “Tốn hạ đoạn” (đứt dưới), tượng trưng gió.
Quẻ “Cấn”, quẻ tượng là “Cấn phúc uyển” (bát úp), tượng trưng núi.
Quẻ “Đoài”, quẻ tượng là “Đoài thượng khuyết” (Đoài khuyết trên), tượng trung biển lớn, sông ngòi.
Những phù hiệu Bát quái này đủ để tượng trưng cho 8 loại hiện tượng tự nhiên lớn trong vũ trụ, phân biệt thành trời, đất, nước, lửa, đầm, gió, sấm. 8 quẻ tượng này biến hóa thành 64 quẻ tượng, 64 quẻ chính là phát triển từ đó mà thành.
Tứ chính, Tứ ngung không chỉ là đại diện tám phương của trời đất, còn đại diện cho yếu tố cấu thành thiên địa vạn vật, dùng hình thái quẻ tượng để thể hiện, tức là Bát quái.



Tiên thiên Bát quái diễn biến ra 64 quẻ,  gọi là 64 quẻ Văn vương nay là hậu thiên Bát quái. Trong ứng dụng hàng ngày, lấy Tiên thiên Bát quái làm thể, làm nguồn gốc, làm lý, còn Văn Vương Bát quái là dụng, là trí.
Trí tuệ vĩ đại được hình thành từ Kinh dịch, Hà đồ, Lạc thư đã trở thành tinh tuý văn hóa truyền thông của dân tộc Trung hoa. Từ đó, văn hóa Dịch học đã đạt cơ sở vững chắc.
Trong Kinh dịch đại truyện có viết rằng: “Trời đất xuất hiện sự biến đổi của 4 mùa thì thánh nhân phỏng theo (mà chế ra các điều lệnh thưởng phạt). Trời rủ treo các biểu tượng nhật, nguyệt, tinh tú, hiện rõ các điềm cát hung, thánh nhân phỏng theo (làm ra các khí cụ thiên văn). Sông Hoàng Hà xuất hiện Long đồ, sông Lạc Thủy xuất hiện Qui thư, thánh nhân bắt chước soạn chế ra Bát quái, cửu trù”. Mấy câu này chính là Khổng Tử tán dương thánh nhân, dựa vào đó làm lý do căn bản để nghiên cứu Kinh dịch. Người xưa đem Long mã ví với thần vật, về sau dùng phương pháp bói mai rùa, suy đoán sự biến hóa của trời đất và vạn vật. Vận hành của 4 mùa, trời rủ xuống các hiện tượng cát hung, gọi là quy luật vận hành của Nhật Nguyệt. Hoàng Hà xuất hiện Long đồ, Lạc Thủy xuất hiện Quy thư gọi là số của trời đất vậy.
Tiên thiên Bát quái được gọi là Phục Hy Bát quái. Tương truyền vào thòi kỳ viễn cô, Phục Hy ngẩng lên quan sát thiên văn, cúi xuống xem xét địa lý, nghiên cứu hình thái sinh trương của động thực vật. Từ đó, chuyên tâm đúc kết mà tìm ra Bát quái.
Trong Hệ từ truyện của Kinh dịch viết rằng, Dịch có Thái cực, sinh Lưõng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái sinh vạn vật. Lưõng nghi phân làm âm nghi và dương nghi. Dương nghi sinh Thái dương, Thiếu âm. âm nghi sinh Thái âm, Thiếu dương. Cho nên đem Thái dương, Thiếu dương, Thái âm, Thiếu âm gọi chung là Tứ tượng. Thái dương sinh Càn 1, Đoài 2; Thiếu dương sinh Ly 3, Chấn 4; Thiếu âm sinh Tốn 5, Khảm 6, từ trong Thái âm sinh Cấn 7, Khôn 8. Đây chính là thuyết “Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái định cát hung, cát hung sinh đại nghiệp” mà người xưa đã nói.
Vạch quẻ, hào tượng của Bát quái tức Càn tam liên, Khôn lục đoạn, Chấn ngưỡng bồn, Cấn phúc uyển, Ly trung hư, Khảm trung mãn, Đoài thượng khuyết, Tốn hạ đoạn.
Bát quái tượng trưng 8 hiện tượng lớn của giới tự nhiên. Càn tượng trưng trời, Khôn tượng trưng cho đất, Chấn tượng trưng cho sấm, Cấn tượng trưng cho núi, Ly tượng trưng cho lửa, Khảm tượng trưng nước, Đoài tượng trưng đầm, Tốn tượng trưng gió.
Mỗi một quẻ trong Bát quái đều có thuộc tính Ngũ hành, Càn, Đoài thuộc Kim; Cấn, Khôn thuộc Thổ; Ly thuộc Hỏa; Khảm thuộc Thủy; Chấn, Tốn thuộc Mộc.

Bát quái phân chia thành hai loại là Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái, Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái tương trợ cho nhau, là tiêu chí đầy đủ để cổ nhân giải thích về tạo hóa của trời đất.

 8 phương vị của Tiên thiên Bát quái: Càn thuộc hướng Nam, Khôn thuộc hướng Bắc, Ly thuộc hướng Đông, Khảm thuộc hướng Tây, Chấn thuộc hướng Đông Bắc, Cấn thuộc hướng Tây Bắc, Đoài thuộc hướng Đông Nam, Tốn thuộc hướng Tây Nam.
Trong Kinh dịch có viết rằng: “Trời và đất vị trí định rồi, cái khí (khí lực) của núi và đầm thông với nhau, sấm gió đều nổi lên tiêm nhập, ứng họa với nhau, nước lửa dị tính nhưng chẵng diệt nhau”.
Tiên thiên Bát quái có phần thuận nghịch, chuyển trái là thuận, từ Chấn đến Càn, suy nghĩ về mọi việc đã qua là thuận; chuyển phải từ Khôn đến Tốn, suy đoán về mọi việc trong tương lai là nghịch. Cho nên mói nói rằng: “Muốn rõ mọi việc đã qua thì có thể thuận lí mà suy ngẫm, còn muốn biết mọi việc trong tương lai thì ngược lý mà suy đoán”.
Quái vị của Bát quái dựa vào sự tiêu trưởng của âm dương. Trong đó, lý của tự nhiên áo diệu vô cùng. Bát quái lấy dương sinh ở Tý, cực ở Ngọ. Cho nên, lấy chính Nam là Càn. Càn là chính dương, dương cực sinh 1 âm. Lấy Tây Nam là Tốn, Tốn chính là bắt đầu của 1 âm. Âm sinh sẽ có khí thịnh, khí thịnh sẽ bao bọc dương. Cho nên, Chính Tây là Khảm. Khảm là 1 dương ở bên trong, được âm thịnh bao bọc. Âm thịnh khiến dương khí dần dần giảm. Lúc đó là quả của mùa thu đã chín có thể ăn được. Cho nên lấy Tây Bắc là Cấn, Cấn chính là mức độ thịnh của 2 âm, 1 dương dần dần tiêu trừ.
Âm sinh ở Ngọ, cực ở Tý. Vì vậy, Chính Bắc là Khôn. Khôn là cực của chính âm. Âm cực là một dương sinh. Cho nên Đông Bắc là Chấn. Chấn chính là bắt đầu một dương sinh. Dương sinh có khí thịnh mà bao bọc âm. Cho nên lấy Chính Đông là Ly. Ly là một âm ẩn chứa ở trong một dương, cũng chính là một âm ẩn chứa ở trong dương thịnh. Dương sinh khiến âm dần dần tiêu trừ, cho nên Đông Nam là Đoài. Đông Nam là vị trí Đoài, không phải là mức độ thịnh của 2 dương, là âm thịnh dần dần tiêu giảm.
Tổng kết hào tượng của âm dương Bát quái ở trên sẽ thấy, chính vị của hai quẻ Càn và Khôn là ỏ Chính Nam, Chính Bắc, có thể suy đoán lý tiêu trưởng của âm dương, đều là bắt nguồn từ hiện tượng của tự nhiên. Chính vị của hai quẻ Khảm, Ly ỏ Chính Tây, Chính Đông, có thể dùng để suy đoán nhật nguyệt, sóc vọng, từ lúc trăng khuyết đến khi tròn. Đó là lúc âm bị tiêu giảm, dương được tàng trưởng, từ dưới mà dần dần vươn lên. Cho nên, quẻ của vòng trái có Chấn 1 dương, Đoài 2 dương, Càn 3 dương. Quẻ tượng này được tượng trưng bằng 3 quẻ khá rõ ràng. Lại từ khi trăng thượng huyền đến khi tối là tin tức âm tiêu giảm trong dương. Vì vậy, quẻ của vòng phải là Tốn 1 âm, Cấn 2 âm, Khôn 3 âm. Dùng ba quẻ này biểu thị rất chuẩn xác. Cho nên, nguyên lý “âm minh dương hối” đều được lập luận từ việc mặt trăng mượn ánh sáng của mặt trời.
Cuối thời nhà Thương, Văn Vương lại dựa trêm cơ sở của Tiên Thiên bát quái diễn hóa thành Hậu thiên bát quái, đem trật tự của Tiên Thiên bát quái là Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng diễn thành: Càn thuần dương là cha sinh ra Chấn là trưởng nam, Khảm là trung nam, Cấn là thiếu nam, Khôn thuần âm là người mẹ, sinh ra Tốn là trưởng nữ, Ly là trung nữ, Đoài là thiếu nữ.
Lấy Càn thuần dương là người cha, số lẻ là dương, số chẵn là âm. Chấn là trưởng nam, Khảm là trung nam, Cấn là thiếu nam đều là 2 chẵn, 1 lẻ, cho nên đều là quẻ dương. 3 quẻ đó đều căn cứ vào quẻ Càn là cha, số dương theo loại 3 dương, lấy 1 lẻ là dương, 2 chẵn dựa theo đó. Cho nên, trong Kinh dich viết rằng: 1 vua 2 dân là đạo của bậc quân tử. Lấy 3 số chẵn của quẻ Khôn là âm, còn 3 quẻ Tốn, Ly, Đoài đều có 2 lẻ, 1 chẵn là âm. 3 quẻ này đều lấy khí của Khôn, số âm theo loại âm, lấy 1 chẵn làm chủ, 2 lẻ cũng dựa theo đó.
Kinh dịch viết: “Nguồn nguyên khí trong mình vị chúa tể thiên nhiên khiến cho muôn vật được sinh ra từ Chấn (tượng trưng cho hướng Đông và tiết Xuân phân), được sinh trưởng đều đặn ở Tốn (tượng trưng cho hướng Đông Nam và tiết Lập hạ), được đua chen nảy nở ở Ly (tượng trưng cho hướng Nam và tiết Hạ chí), mặc sức dụng sự ở Khôn (tượng chưng cho hướng Tây Nam và tiết Lập thu), thành thục phơi phới ở Đoài (tượng trưng cho hướng Tây và tiết Thu phân), giao phối kết hợp ở Càn (tượng trưng cho hướng Tây Bắc và tiết Đông chí), cuối cùng công thành nên việc rồi lại nảy nở ở Cấn (tượng trưng cho hướng Đông Bắc và tiết Lập xuân). Chúng ta cẩn thân để phân tích thử xem, cái lẽ của Hậu thiên quái vị có đều bắt nguồn từ đây hay không?
Quẻ có pha tạp cả âm và dương. Cho dù một quẻ như thế nào, cũng cần phải có cung vị phù hợp với nó, không thể khiên cưỡng được. Khi tiến hành lập quẻ, người xưa trước tiên lấy hai cực trời và đất làm chủ, lấy cực Bắc của trời ở Hợi. Quẻ Càn là thiên tượng thuần dương ỏ phía Tây Bắc, nên là trời. Cực Nam của đất ở Thân Quẻ Khôn là địa tượng thuần âm ở phía Tây Nam. Điều này là mấu chốt chủ yết của Tiên thiên, Hậu thiên Bát quái. 2 quẻ Càn, Khôn là thủy tổ của âm dương, là cha mẹ của các quẻ. Cho nên, Văn Vương đem 2 quẻ này đặt ở cực Nam và cực Bắc là hợp tình, hợp lý.
Khảm là trung nam, Ly là trung nữ, đồng thời không phải là lấy trưởng nam thay thế cho cha, trưởng nữ thay thế cho mẹ. 2 quẻ Khảm, Ly tượng trưng Càn, Khôn của Tiên thiên. Bát quái phân âm dương, lập ra 8 phương, chứ không phải là 3 chí khí của âm dương trung chính. Bạn suy xét kỹ hơn một chút, quẻ Ly tọa ở vị trí Càn của Tiên thiên. Quẻ tượng đó có 1 âm ở trong Khôn mà giữa rỗng. Quẻ Khảm tọa ở vị trí Khôn của Tiên thiên, được 1 dương của quẻ Càn mà giữa đầy. 2 quẻ đều được chính khí của âm dương, khác với âm dương của những quẻ khác.
Quẻ Ly ở hướng Nam, quẻ Khảm ở hướng Bắc. Văn Vương vẽ quẻ, đem 2 quẻ “Khảm, Ly định vị ở Nam Bắc là có ý nghĩa sâu xa, chứ không phải là ngẫu nhiên. 2 quẻ này tọa ở 2 vị trí quẻ Càn và Khôn, lấy hào vị của tiên thiên. Cho nên quẻ Khảm, Ly của Tiên Thiên ở phía Đông và Tây. Khảm Ly của Hậu thiên ở phía Nam Bắc, Khảm, Ly của Tiên thiên, Hậu thiên Bát quái đều phân thành Đông, Tây, Nam, Bắc.
Quẻ Chấn tượng trưng trưởng nam. Do quẻ Chấn được khí của quẻ Ly ở Tiên thiên, có 1 dương bắt đầu sinh. Chấn là vị trí đầu của 6 người con. Vị trí của nó chính là đứng đầu 5 phương. Cho nên, thời lệnh sinh của nó đứng đầu 4 mùa. Vị trí của Tốn tọa ở phía sau Chân, ở hướng Đông Nam, cũng từ đó mà ra. Trưởng nữ theo đằng sau trưởng nam, Mộc âm trợ giúp Mộc dương, hỗ trợ hài hòa, khiến âm dương tương hỗ. Đây chính là triết lý của trời đất vậy.
Đoài là thiếu nữ, Ngũ hành thuộc Kim. Tính chất của Kim là cứng rắn, dựa vào bản thân không thể tự sinh, tự vượng. Đoài tọa ở Chính Tây, dựa vào bên trái có Càn Kim (cha) trợ giúp, bên phải Khôn Thổ (mẹ) sinh trợ. Đúng là tương trợ tương thành, cũng là cái lẽ của tự nhiên vậy.
Cấn là thiếu nam, Ngũ hành thuộc Thổ. Cấn chính là khí ở trong đất, nhưng sự nhu nhược của Cấn dương và Đoài âm là giống nhau. Chúng chỉ có thể dựa vào người khác để thành sự, cho nên lấy Cấn tọa ở hướng Đông Bắc, khiến cho Khảm Thủy thấm nhuần vạn vật làm gốc rễ sinh sôi, khiến cho Chấn Mộc bồi dưỡng vạn vật có thể thư nhận khí Thổ, Cho nên, Cấn Thổ tọa ở hướng Đông Bắc. Thiếu nam phụ ở bên cạnh trưởng nam, có thể giúp sức cho trưởng nam thành công sớm hơn.
Triết lý của Văn Vương Bát quái sâu xa, tuy nhiên Hậu thiên thực ra là bản thể của Tiên thiên. Lý của nó không nằm ngoài Hà đồ và Lạc thư, Bởi vì, mỗi quẻ quản 3 sơn, 8 quẻ hợp thành 24 sơn, cũng chính là 24 phương vị. Tại sao dùng Hậu thiên mà không dùng Tiên thiên, là vì Hậu thiên bao gồm cả nội dung Tiên thiên.
Từ lý luận của Bát quái sẽ thấy, Càn, Khôn của Tiên thiên sinh 6 người con. Càn, Khôn là Thái âm, Thái dương. Vợ chồng tương phối ấy là cái lẽ tự nhiên, phải biết Tiên thiên Bát quái giống như thể xác của con người, còn Hậu thiên Bát quái giống như tinh thần của con người. Khi tinh thần thịnh vượng, con người có thể khỏe mạnh. Ngược lại, tinh thần khô kiệt, con người không thể sinh tồn. 2 điều này phối hợp lẫn nhau, tương trợ tương thành. Sự huyền diệu ỏ trong đó, biến hóa vô cùng. Đó chính là gốc rễ biến hóa của âm dương mà muôn đời không dễ thay đổi.
Nói chung, Tiên thiên là thể, Hậu thiên là dụng. Tiên thiên, Hậu thiên Bát quái cần phải cùng luận, mới có thể biết được sự huyền diệu. Bát quái lấy 9 vạch ứng với cung vị, như: “Thiên địa định vị”, chính là quẻ Càn vẽ 3 vạch, quẻ Khôn vẽ 6 vạch, cộng vào là được 9 vạch, gọi là “Thủy Hỏa bất tương xạ”; quẻ Khảm vẽ 5 vạch, quẻ Ly vẻ 4 vạch, cộng vào được 9 vạch, gọi là “Lôi phong tương bạc”; quẻ Chấn vẽ 5 vạch, quẻ Tốn vẽ 4 vạch, cộng vào được 9 vạch; quẻ Cấn vẽ 5 vạch, quẻ Đoài vẽ 4 vạch, cộng vào được 9 vạch, gọi là “Sơn trạch thông khí”; 4x9 =36 vạch, ứng với 36 cung cho nên thơ xưa có viết rằng:
Càn ngộ Tốn thời vi nguyệt quật, Khôn phùng Tốn địa hiện thiên căn.
Thiên căn nguyệt quật gian lai vãng, tam thập lục cung đô thị xuân

Chia sẽ bài viết:

Phong thủy Minh Tuệ

Tử vi Minh Tuệ

Post A Comment:

0 comments so far,add yours