TIÊN THIÊN BÁT QUÁI


Thái cực Bát quái phân thành Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái. Tiên Thiên bát quái do Phục Hy sáng lập, phản ánh hình ảnh của vạn vật vạn tượng khi vũ trụ bắt đầu hình thành. Hậu thiên Bát quái là do Chu Văn Vương sáng lập, phản ánh trạng thái ban đầu của giới tự nhiên lên loài người.
Tiên thiên Bát quái ra đời ở thời kỳ đầu khi vạn vật trong vũ trụ hình thành, tượng trưng cho hiện tượng cơ bản trong quá trình hình thành của vũ trụ. Gồm có: Nam Càn, Bắc Khôn, Đông Ly, Tây Khảm, Đông Bắc Chấn, Tây Nam Tốn, Đông Nam Đoài, Tây Bắc Cấn.
Đặc điểm tương đồng với Hậu thiên bát quái:
Tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái đều chia thành 360 độ thành 8 phương: Đông, Nam, Tây, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, quẻ vị mỗi phương chiếm 45 độ, đồng thời kết hợp với Bát quái Càn, Khôn, Chấn, Tốn, Khảm, Ly, Cấn, Đoài để biểu thị.

Thời cổ la bàn có 36 tầng, các tầng đều có huyền diệu, các chữ đều là chân kim. Do cái lẽ sâu xa uyên áo của Dịch, người mới học nếu không được một danh sư chỉ bảo thì khó hiểu rõ được. Sách này lấy la bàn Tam hợp có 19 tầng thường ngày hay sử dụng làm bản gốc, kết họp với kinh nghiệm ứng dụng của bản thân mình để tiến hành giải thích từng tầng. Hy vọng cung cấp cho người học tiện noi theo trí tuệ của tiên hiền đời trước.
 Trong Kinh dịch có viết rằng: Càn là trời dùng để coi sóc, trị vì muôn vật. Khôn là đất cất chứa muôn vật. Gió dùng để phân tán lưu thông, Mưa dùng để nhuần thấm muôn vật. Mặt trời dùng dể làm khô ráo muôn vật, cấn là núi án ngữ muôn vật. Đoài là đầm dùng để hân duyệt mọi vật, vận hành theo 4 mùa. sấm là quẻ Chấn, gió là quẻ Tốn, mưa là quẻ Khảm, mặt trời là quẻ Ly. Trong cùng của hình là Thiên trì. Mũi tên ở giữa là kim nam châm, ở tầng thứ hai, mặt trong là Tiên thiên Bát quái, tức quẻ Càn ở hướng Nam, quẻ Khôn ở hướng Bắc, quẻ Ly ở hướng Đông, quẻ Khảm ở hướng Tây, quẻ Đoài ở Đông Nam, quẻ Tốn ở Tây Nam, quẻ Chấn ở Đông Bắc, quẻ cấn ở Tây Bắc. Vòng ở ngoài cùng là 24 sơn hướng, lấy Tý ở Chính Bắc, Ngọ ở Chính Nam, Mão ở Chính Đông, Dậu ở Chính Tây, Càn ở Tây Bắc, Tốn ở Đông Nam, Khôn ở Tây Nam, cấn ở Đông Bắc. Ngoài ra, Bát quái, Tứ ngung, Tứ khố cũng đều quy vể các vị trí đó.
HẬU THIÊN BÁT QUÁI
Trên mặt của la bàn Tam hợp ngoài Thiên trì, đem Hậu thiên Bát quái đồ khắc ở vòng thứ nhất ở trước mặt Thiên trì. Điều đó cho thấy địa vị của Hậu thiên Bát quái quan trọng như thế nào trong la bàn.
Hậu thiên Bát quái theo tương truyền là do Chu Văn Vương vẽ ra dựa trên Hà đồ, Lạc thư cùng với hình thể phân bố của đất đai, sông núi, phối hợp với sự biến hóa khí hậu của 4 mùa. Cái lẽ ở đó bác đại tinh thâm, biến hóa vô cùng.
 Trong Thuyết quái truyện viết rằng, trời và đất vị trí định rồi, cái khí (khí lực) của núi và đầm thông với nhau, sấm gió đều nổi lên tiềm nhập, ứng họa với nhau, nước lửa dị tính nhưng chẳng diệt nhau, 8 quẻ cứ như vậy (vừa đối lập lại vừa thống nhất) mà đan xen vào nhau. (Nắm được quy luật vận động thống nhất đối lập này) muốn rõ mọi việc đã qua thì có thể thuận lí mà suy ngẫm, muốn hiểu mọi việc trong tương lai thì ngược lý mà suy đoán. Thiệu Tử viết rằng: Càn Nam, Khôn Bắc, Ly Đông, Khảm Tây, Chấn Đông Bắc, Đoài Đông Nam, Tốn Tây Nam, Cấn Tây Bắc, từ Chấn đến Càn là thuận, từ Tốn đến Khôn là nghịch. Triết lý của 64 quẻ hoàn toàn là bắt nguồn từ đó.
Hậu thiên Bát quái là căn cứ vào lý luận “đầu 9 đuôi 1, trái 3 phải 7, 2 với 4 là vai, 6 với 8 là chân” ở trong Lạc thư mà biến hóa ra. Cái lẽ đó biến hóa vô cùng, ví như như nói, 1 là Khảm Thuy, 2 là Khôn Thổ, 3 là Chấn Mộc, 4 là Tốn Mộc, 5 là Trung cung, 6 là Càn Kim, 7 là Đoài Kim, 8 là Cấn Thổ, 9 là Ly Hỏa. Trật tự Khảm, Khôn, Chấn, Tốn, Trung, Càn, Đoài, Cấn, Ly của Hậu thiên Bát quái chính là từ đó mà ra.
Trong Lịch pháp thông lãm với lịch pháp của các nhà đều có danh từ Cửu tinh Thất diệu. Đó là Nhất bạch, Nhị hắc, Tam bích, Tứ lục, Ngũ hoàng, Lục bạch, Thất xích, Bát bạch, Cửu tử. Những danh từ này chính là bắt nguồn từ Hậu thiên Bát quái.
Phương pháp thực dụng được khắc vẽ ở trên la bàn đều là từ Tiên thiên, Hậu thiên Bát quái. Nguồn gốc của những lý luận này người chuyên nghiệp cần phải nghiên cứu một cách tỉ mỉ kỹ càng, mới có thể hiểu được.
Nói đến nguồn gốc của 60 Giáp Tý: Lấy Tứ tượng, Thái dương ở 1 (Khảm), đối lập với 9 (Ly), lấy 4 X 9 = 36; lại lấy Thái âm ở 4 (Tốn), đối lập với 6 (Càn), lấy 4x6 = 24, đem 36 + 24 = 60. Đây chính là nguồn gốc của 60 Giáp Tý.
Lại như nguồn gốc của 60 Hoa giáp nạp âm. Thiếu dương ở 3, đôi lập với 7, lấy 7 x 4 = 28. Thiếu âm ở 2, đối lập với 8, lấy 4 X 8 = 32, lại lấy 28 + 32 = 60. Đây chính là nguồn gốc của 60 Hoa giáp nạp âm.
Hay như nguồn gốc của 120 phân kim: Lấy 60 Giáp Tý ở trước cộng với 60 Hoa giáp nạp âm bằng 120. Đây chính là nguồn gốc của 120 phân kim ở trên la bàn.
Lại muốn tìm hiểu về nguồn gốc của 24 sơn hướng: Trước tiên phải biết số chẵn lẻ âm dương. 1, 3, 5, 7, 9 là số lẻ thuộc dương, còn 2, 4, 6, 8, 10 là số chẵn thuộc âm. 4 quẻ Càn, Khôn, Khảm, Ly là thuộc dương; còn 4 quẻ Chấn, Tôn, Cấn, Đoài là thuộc âm. Hậu thiên Bát quái lấy số chẵn lẻ âm dương phối với nhau để được số 10. Ví dụ: Khảm 1 kết hợp với Ly 9 là bằng 10, cho nên Khảm sơn Ly hướng tức Tý sơn Ngọ hướng. Khôn 2 kết hợp với Cấn 8 là bằng 10, cho nên trở thành là Khôn sơn Cấn hướng, 3 kết hợp với 7 bằng 10, được Chấn sơn Đoài hướng, tức Mão sơn Dậu hướng. 4 kết hợp với 6 bằng 10, được Càn sơn Tốn hướng. Đây chính là Bát quái, âm dương, Hậu thiên phối hợp, đều diễn hóa từ Lạc thư.
Lại như nguồn gốc của 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Lấy Khảm 1, Càn 6, Cấn 8 cộng với nhau được 15, là thuộc phương Bắc. Tốn 4, Ly 9, Khôn 2 cộng với nhau được 15, là thuộc phương Nam. Chấn 3, Tốn 4, Cấn 8 cộng với nhau được 15, là thuộc phương Đông. Lấy Đoài 7, Khôn 2, Càn 6 cộng với nhau được 15, là phương Tây. Lây 15 nhân với 4 phương hướng là bằng 60. Đây chính là nguồn gốc của 60 long ở trên la bàn.
Trung ương Tứ chính, Tứ ngung cộng vào được 60, lại cộng với 60 ở trước mặt là được 120 phân kim. Dù bạn tính toán như thế nào, chiều ngang hay chiều dọc ở trong hình cộng 16 hay 15 thì tổng cộng đều là 240. Mỗi sơn đều là 10, ứng với tác dụng vượng tướng, cô hư, không vong của 24 sơn.
Về căn nguyên hợp hóa, theo lý số của Hà đồ, Lạc thư, Giáp phối hợp với Kỷ Ất phối hợp Canh, Bính hợp với Tân, Đinh với Nhâm, đều là bắt nguồn từ Hà đồ và Lạc thư. Trong Hà đồ có 1 với 6 cùng tông, 2 với 7 đồng đạo, 3 với 8 là bạn, 4 với 9 là bạn, đều là bắt nguồn từ số 50 của Hà đồ và Lạc thư. Ví dụ: Giáp hợp với Kỷ, Giáp Kỷ còn thêm Giáp. Từ số 5 ở phía trước Giáp Tý được Mậu Thìn hóa Thổ- “Ất Canh, Bính làm đầu tiên”: Ât vối Canh khởi đến vị trí số 5 ở phía trước Bính Tý được Canh Thìn hóa Kim; “Bính Tân sinh Mậu Tý”: Từ vị trí số 5 ở phía trước Mậu Tý được Nhâm Thìn hóa Mộc. “Mậu Quý khởi Nhâm Tý”: Từ hướng trước Nhâm Tý suy ra vị trí sô 5 gặp Bính Thìn. Cho nên, Bính Thìn hóa Hỏa. Cái lý của Ngũ Tý nguyên độn đều bắt nguồn từ lý số của Hà đồ, Lạc thư. Về thuyết Ngủ hổ độn, cũng suy giống như thế, Giáp Tý đến Dần là Bính Hỏa, Bính đến Thìn là Mậu Thìn. 8 Thiên can còn lại cũng dựa theo đó mà suy.
Về số Thiên can tương hợp đều là bắt nguồn từ số 5 của Lạc thư. Như 1 + 5 = 6, như Giáp hợp với Kỷ, Giáp chính là số 1, Kỷ là số 6, hình thành 1 với 6 cùng tông. Ất hợp với Canh, Ất là thuộc số 2, mà 2 + 5 = 7, cho nên 2 với 7 đồng đạo. Bính hợp với Tân, Bính là thuộc số 3, mà 3 + 5 = 8, cho nên 3 với 8 là bạn. Đinh hợp với Nhâm. Đinh là thuộc số 4, mà 4 + 5 = 9, cho nên 4 với 9 là bạn. Mậu hợp với Quý, Mậu thuộc số 5, mà 5 + 5 = 10. Cho nên, Mậu và Quý là hợp thập.
Trong Hà đồ, số 1 với số 6 thuộc Thủy, 2 với 7 thuộc Hỏa, 3 với 8 thuộc Mộc, 4 3 với 9 thuộc Kim, 5 với 10 thuộc Thổ. Lại viết rằng: Trời 1 thì đất 2, trời 3 thì đất 4, trời 5 thì đất 6, trời 7 thì đất 8, trời 8 thì đất 9. Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm là 5 Thiên can dương, còn Ất, Tân, Kỷ, Đinh, Quý là 5 Thiên can âm.
Trong số đại diễn, thiên số là 25, địa số là 25, cộng thêm bản thân số 5 được số 55. Trong đó huyền diệu vô cùng.
Từ việc phân tích ý nghĩa cổ văn trong Kinh dịch, chúng ta có thể hiêu rõ được mối quan hệ liên kết giữa Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái, đồng thời còn từ đó có thể nhìn ra được phương vị mà mỗi quẻ đại biểu. Người xưa đem vị trí cụ thể của Tiên thiên, Hậu thiên Bát quái soạn ra ca quyết để dễ ghi nhớ, tiện cho mọi người hiểu rõ về vị trí của Tiên thiên, Hậu thiên Bát quái.
Ca quyết:
Càn lục Ly cửu thị triều tông, Khôn cung Khảm quái khí tương thông.
Thiên tam địa bát vi bằng hữu, Đoài thất Tốn tứ nhất mạch dung.
Ly cửu lai long định chấn huyệt, thị nhân địa bát thị Càn cung.
Khảm thủy triều thời lai đáo Đoài, Tốn long nhập mạch Khôn cung tòng
Hậu thiên lai long tiên thiên hướng, sinh thành suy chiếu tương hổ đồng.
Thùy nhân thức đắc thử chân quyết, hà sầu thiên địa bất tương phùng.
Từ khi Phục Hy vạch quẻ đến nay đã có lịch sử hơn 5000 năm. Các bậc tiên hiền của các thời đại đã bỏ ra bao nhiêu tiền bạc và tinh lực để tìm tòi nguyên nhân hình vẽ quẻ, quan sát sự biến hóa trong đó, kết quả đều vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời. Đến ngày nay, giới học thuật tiếp tục lại lấy một số vấn đề ở bên trên để tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống. Nhưng vì những học thuyết này với khoa học hiện đại có chỗ khác nhau. Khoa học hiện đại, như: Vật lý, hóa học đều có thế dùng trực quan để phân biệt rõ ràng, còn học thuyết Âm dương Ngũ hành chỉ có thể từ nguyên lý sinh khắc chế hóa của âm dương Ngũ hành để truy tìm cái lý của nó, không có cách nào dùng khoa học để chứng minh được. Bởi vậy, chúng ta chỉ có thể gọi nó là “Huyền học’’ hay “Văn hóa thần bí”
Trong số rất nhiều học thuyết văn hóa thần bí, tác phẩm văn hiến có học thuật quyển uy nhất đó chính là Kinh dịch. Đây là một trong những bộ kinh điển xuất hiện sớm nhất trong văn hóa dân tộc Trung Hoa. Tác giả của cuốn sách này không phải chỉ là một người. Trong kinh sách xưa có viết rằng “Dịch đạo yên bác sâu xa, qua Tam thánh, trải qua Tam cổ”. “Tam thánh” và “Tam cổ” chỉ là hoàng đế Phục Hy ở thời kỳ viễn cổ, Chu Văn Vương ở thời kỳ trung cổ, Khổng Tử ở thời kỳ cận cổ.
Kinh dịch là điển tịch chuyên nghiên cứu về sự biến hóa của sự vật, được coi là nguồn gốc của đại đạo. Vì sao gọi là “dịch”, chính là “biến”. Chúng ta nhìn hình chữ Dịch sẽ thấy trên mặt là bộ Nhật, bên dưới là bộ Nguyệt, do 2 bộ Nhật, Nguyệt hợp thành. Nhật Nguyệt chính là chỉ sự biến hóa của âm dương. Còn chữ Kinh là chính Đạo, đạo là lý, 2 chữ Kinh Dịch gồm 3 ý nghĩa “dịch”, “bất dịch”, “giản dịch”. Tấc cả mọi vật trong vũ trụ đều biến đổi, dù biến đổi như thế nào cũng đều không thoát khỏi 3 ý nghĩa của “dịch”, “biến dịch”, “giản dịch” này. Triết lý của âm dương Ngũ hành cũng đều bắt nguồn ở đó.

Chia sẽ bài viết:

Phong thủy Minh Tuệ

Tử vi Minh Tuệ

Post A Comment:

0 comments so far,add yours