Sơ lược về Hà Đồ - Lạc Thư



Sơ lược về Hà Lạc

Hà Lạc là tên gọi tắt của Hà Đồ và Lạc Thư, chúng có địa vị cực cao ở trong hệ thống lý luận của Dịch học. Từ cổ chí kim, hết thảy những người nghiên cứu Dịch đều đầu tư rất nhiều công sức vào để nghiên cứu Hà Lạc. Đúng là rất hứng thú, tuy nhiên các cổ thư từ xưa như trong Hệ Từ của Chu Dịch thì có câu "Hà xuất Đồ, Lạc xuất Thư, thánh nhân tắc chi", ngoài ra các sách như "Thượng Thư", "Luận Ngữ", "Dịch Vĩ", "Đại đới lễ ký", "Hán Thư", "Hoài Nam Tử",... đều có ghi chép lại về Hà Đồ với Lạc Thư, nhưng mà Hà Đồ với Lạc Thư làm nên Đồ Tượng là cái gì thì từ đời Tống trở về trước lại ít có người hiểu được. 
Đến đời nhà Tống, hai cái bức đồ đó sừng sững mà xuất hiện ở trong nhân thế, tương truyền là theo Hoa Sơn đạo sĩ Trần Đoàn cùng với đệ tử của ông ta ở đó truyền ra. Vì vậy sau đó liền mở đầu cho cái gọi là "Đồ Thư tượng số Dịch" ở thời nhà Tống, đủ mọi loại đồ tượng với đồ thuyết tới tấp diễn dịch xuất hiện, vậy thành ra một loại phương pháp chỉnh lý Dịch của người đời Tống. Và như thế thời Tống là thời đại thứ hai sau thời Hán có được đỉnh cao về Dịch học ở trong lịch sử Trung Quốc. Đồ Thư phái tin chắc rằng Hà xuất Đồ, Lạc xuất Thư, thánh nhân làm theo đó mà vẽ ra các quái. Nhưng mà Hà Đồ với Lạc Thư trong lịch sử hàng trăm hàng ngàn năm ở trên trời sao lại không có ghi chép gì về nó, thế nào mà lại đột nhiên sinh ra ở giữa trời rồi giáng xuống đất nhủ thế nhỉ? Không thiếu gì người nghi ngờ mà chất vấn như vậy, và cho rằng Hà Đồ Lạc Thư là do người đời sau bịa đặt, dó đó mà giới Dịch học xảy ra đại luận chiến giữa phái Đồ Thư và phái Nghi Cổ (nghi ngờ cái cổ xưa). 

Trong phe Nghi Cổ không thiếu gì những danh nhân danh sĩ trong lịch sử như Âu Dương Tu đời Tống, Trần Ứng Nhuận đời Nguyên, Lưu Liêm đời Minh, Hoàng Tông Hi - Hoàng Tông Viêm - Mao Kỳ Linh đời Thanh, thời kỳ Dân Quốc lại có những người như Cố Hiệt Cương,... những người này thậm chí dành nửa cuối cuộc đời của mình để trước tác sách vở, lập thuyết, bác bỏ quan điểm của phái Hà Lạc, phủ định sự tồn tại của Đồ Thư.
Hai phái không ai chịu nghe ai, cứ công kích qua lại, ngày càng kịch liệt, có thể hình dung như cái thế không đội trời chung vậy. Đại gia Âu Dương Tu còn mô tả cái tình ý thống hận của phái Đồ Thư bằng câu "Đối với người nói cái thuyết này, pháp luật cần phải đem chém đầu".

Ngay trong khi đó, trong nội bộ của Đồ Thư phái cũng tồn tại và tranh luận giữa 2 phe, một bên thì cho rằng Hà Đồ đích thị là Lạc Thư, còn bên kia lại cho rằng Lạc Thư mới phải là Hà Đồ, hai phe này cũng biện bác nhau rất chi là sôi động. 
Giới Dịch học trung dung thì cho là các trận đại luận chiến đó sẽ kéo dài lôi thôi vĩnh viễn không ngừng cho đến mãi về sau của lịch sử Dịch học.  
Nhưng lịch sử lại một lần nữa mở ra một cuộc trêu ngươi, vào năm 1977 ở huyện Phụ Dương tỉnh An Huy khai quật mộ đôi Nhữ Âm Hầu đời Tây Hán được một cái "Thái Ất cửu cung chiêm bàn", bên trong khay bàn này có khắc Lạc Thư đồ gần như hoàn toàn thống nhất và được nghiệm chứng với các ghi chép trong cổ tịch đời Tống cùng với các thuyết pháp của nó. Đây là một bằng chứng rành rành tuyên cáo kết thúc hoàn toàn các cuộc tranh luận chân ngụy của Hà Lạc 900 năm. Đến đây, xác lập được địa vị của Hà Lạc là nguồn gốc của văn hóa Trung Quốc.

Vì thế, các trước tác của phái Đồ Thư trong lịch sử lại trở thành tiêu điểm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Dịch học hiện đại, những trước tác này gồm có: 
"Dịch Số câu ẩn đồ" của Lưu Mục đời Tống
"Dịch Tượng đồ thuyết", "Đại Tượng Dịch Số câu thâm đồ" của Trương Lý đời Nguyên
"Dịch Kinh Lai thị chú giải" của Lai Trí Đức đời Minh "Chu Dịch chiết trung" của Lý Quang Địa đời Thanh
"Chu Dịch thiển thuật" của Trần Mộng Lôi đời Thanh
"Hà Lạc tinh uẩn" của Giang Vĩnh đời Thanh
"Dịch học tàng thư" của Hàng Tân Trai thời Dân Quốc
"Dịch học thám nguyên" của Hoàng Nguyên Bính thời Dân Quốc v.v...
Trong đó, cuốn "Hà Lạc tinh uẩn" của Giang Vĩnh được đánh giá là một tác phẩm
thượng thừa. Trong quá trình nghiên cứu nguyên lý của Đẩu Số thì Minh Đăng tôi đã thu hoặc được rất nhiều hữu ích từ trong cuốn sách đó.


Giản thuyết của Hà Đồ

 Hà Lạc từ đâu tới? 
Theo thuyết pháp của các cổ tịch như "Thượng Thư" và "Lễ Ký" là Long Mã cõng Đồ và Thần Quy chở Thư, tức là Hà Đồ sớm nhất là cái hình hoa văn trên người con Long Mã ở sông Hoàng Hà, còn Lạc Thư thì là hoa văn trên mai của con Linh Quy ở sông Lạc Thủy. Hà Đồ với Lạc Thư đến với nhân gian và được người ta nhận thức như vậy đó. Cái kiểu truyền thuyết thần thoại ấy đúng là cách nói lừa gạt người ta, chứ thực ra Hà Đồ với Lạc Thư là đến từ thiên tượng của Thiên Văn học cổ đại, là sự trường kỳ quan sát thiên tượng rồi đúc kết ra, mà ghi chép lại cùng với nghiệm chứng các đồ hình phù hiệu, nói đúng hơn nữa, Hà Đồ chính là dựa vào những lúc ẩn hiện của Ngũ Tinh mà vẽ thành.

Ngũ Tinh ngày xưa được gọi là Ngũ Vĩ, chính là 5 khối hành tinh gần Địa Cầu nhất trong Thái Dương hệ. Thủy tinh viết Thần Tinh, Hỏa tinh viết Huỳnh Hoặc Tinh, Mộc tinh viết Tuế Tinh, Kinh tinh viết Thái Bạch Tinh, Thổ tinh viết Trấn Tinh, xem thêm trong nội dung của chương Thiên Văn Lịch Pháp để rõ hơn. 

Ngũ Tinh vận hành không giống như Mặt Trăng mỗi ngày đi một Tú, mà là ẩn hiện theo các Tiết hậu, thông thường theo trình tự Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy, lần lượt nối tiếp nhau xuất hiện tại bầu trời phụ cận chỗ Bắc Cực. Người xưa phát hiện ra quy luật ẩn hiện của chúng như sau:

Thủy Tinh ở mỗi ngày thì vào giờ thứ nhất (giờ Tý) cùng giờ thứ 6 (giờ Tị) xuất hiện ở phương Bắc; mỗi tháng thì vào ngày 1, 6 (mồng 1, mồng 6, ngày 11, ngày 16, ngày 21, ngày 26) cùng với Nhật Nguyệt hội ở phương Bắc;  mỗi năm vào tháng 1 tháng 6 thì xuất hiện ở phương Bắc.

Hỏa Tinh ở mỗi ngày thì vào giờ thứ 2 (giờ Sửu) cùng giờ thứ 7 (giờ Ngọ) xuất hiện ở phương Nam; mỗi tháng vào ngày 2, 7 (mồng 2, mồng 7, 12, 17, 22, 27) cùng với Nhật Nguyệt hội ở phương Nam; mỗi năm vào tháng 2 tháng 7 thì xuất hiện ở phương Nam.

Mộc Tinh ở mỗi ngày thì vào giờ thứ 3 (giờ Dần) cùng giờ thứ 8 (giờ Mùi) xuất hiện ở phương Đông; mỗi tháng vào ngày 3, 8 (mồng 3, mồng 8, 13, 18, 23, 28) cùng với Nhật Nguyệt hội ở phương Đông, mỗi năm vào tháng 3, tháng 8 thì xuất hiện ở phương Đông.

Kim Tinh ở mỗi ngày thì vào giờ thứ 4 (giờ Mão) cùng giờ thứ 9 (giờ Thân) xuất hiện ở phương Tây; mỗi tháng vào ngày 4, 9 (mồng 4, mồng 9, 14, 19, 24, 29) cùng với Nhật Nguyệt hội ở phương Tây; mỗi năm vào tháng 4, tháng 9 thì xuất hiện ở phương Tây.

Thổ Tinh ở mỗi ngày thì vào giờ thứ 5 (giờ Thìn) cùng giờ thứ 10 (giờ Dậu) xuất hiện ở giữa trời; mỗi tháng vào ngày 5, 10 (mồng 5, mồng 10, 15, 20, 25, 30) cùng với Nhật Nguyệt hội ở giữa trời; mỗi năm vào các tháng 5, tháng 10 thì xuất hiện ở giữa trời.  

Hà Đồ vốn chính là thiên tượng ẩn hiện mà vẽ thành, cho nên lấy 1, 6 hội hợp Thủy ở phương Bắc; lấy 2, 7 hội hợp Hỏa ở phương Nam; lấy 3, 8 hội hợp Mộc ở phương Đông, lấy 4, 9 hội hợp Kim ở phương Tây; lấy 5, 10 hội hợp Thổ ở trung ương.

Đồng thời, quan niệm của Ngũ Hành cũng tự nhiên mà ứng hợp mà sinh ra. Mỗi năm vào trước Đông Chí ở tháng Một (11 al), Thủy Tinh thấy ở phương Bắc, trong lúc khí mùa Đông giao lệnh, vạn vật ẩn náu, trên mặt đất chỉ có băng tuyết, cho nên khái niệm hành Thủy liền hình thành.

Lưu ý là ở đây tác giả đang dùng cách gọi tháng là 1 = tháng Tý = tháng Một theo cách gọi của Việt Nam = tháng 11 al hiện nay).

Tháng 7 sau Hạ Chí, Hỏa tinh thấy ở phương Nam, trong lúc khí mùa Hè giao lệnh, trên mặt đất rất nóng bức, cho nên khái niệm hành Hỏa bắt đầu sinh ra. 

Tháng  3  gần  tới  Xuân  Phân,  Mộc  Tinh  thấy    phương  Đông,  trong  khi  khí  mùa  Xuân đương lệnh, thảo mộc manh nha sinh trưởng, quan niệm về hành Mộc phối với mùa Xuân nảy sinh.

Tháng 9 gần Thu Phân, Kim Tinh thấy ở phương Tây trong một khoảng trời đất có khí sát phạt nên vạn vật lão thành, cây cối rụng lá, lạnh se se, quan niệm hành Kim cũng nảy sinh.
Tháng 5 khi Thổ Tinh thấy ở giữa trời, biểu thị khí xuân đang hết mà khí mùa hè đang trưởng mà nắm lệnh, Mộc Hỏa Kim Thủy đều lấy nó làm trung điểm, điều hòa dẫn dắt biến hóa của khí hậu 4 mùa, đều tuân theo sự quan trắc trên mặt đất mà thành, quan niệm về hành Thổ cũng được sinh ra.

 Ngũ Hành trong "Hồng Phạm" có số Thủy 1, Hỏa 2, Mộc 3, Kim 4, Thổ 5, chính là bắt nguồn từ đó.

 Hà Đồ đề cập tới cái gọi là số Thiên Địa, số Sinh Thành, số Đại Diễn, số vạn vật với số của "Tham Thiên Lưỡng Địa", cùng với kiến giải của "Chu Dịch" phù hợp, được nhiều nhà nho Dịch phát huy.

 Cái gọi là số Thiên Địa, một đoạn thoại ở trong "Chu Dịch - Hệ Từ" nói: 
"Thiên nhất, địa nhị, thiên tam, địa tứ, thiên ngũ, địa lục, thiên thất, địa bát, thiên cửu, địa thập. Thiên số ngũ, địa số ngũ, ngũ vị tương đắc nhi các hữu hợp, thiên số nhị thập ngũ, địa số tam thập, phàm thiên địa chi số ngũ thập hữu ngũ, thử sở dĩ thành biến hóa nhi hành quỷ thần dã".

Thiên 1, Địa 2, Thiên 3, Địa 4, Thiên 5, Địa 6, Thiên 7, Địa 8, Thiên 9, Địa 10. Số Trời có 5 (con số), số Đất cũng có 5 (con số), mỗi 5 vị đó tương hợp lại với nhau, số Trời được 25, số Đất được 30, tổng cộng số Thiên Địa được 55, bấy giờ thành nguyên cớ mà biến hóa lưu thông quỷ thần vậy". đại ý là: 1, 3, 5, 7, 9 là số Thiên (số Trời), cộng 5 con số đó lại thì được 25 (=1+3+5+7+9); còn 2, 4, 6, 8, 10 là số Địa (số Đất), cộng chúng lại thì được 30 (=2+4+6+8+10); mà tổng cộng của số Trời và số Đất là 55 (=25+30) gọi là số Thiên Địa.
  
( Nhất lục cộng tông đồ)
 Cái gọi là số Sinh Thành, thấy ở trong "Nhất Lục cộng tông đồ" (Đồ hình 1 và 6 cùng chung gốc) của Dương Hùng thời nhà Hán. Đại ý là Hà Đồ lấy 5 thừa số thống quản 5 thừa số, chỉ nói 5, không nói đến 10, ước số đến 10 thì là 1, do đó vốn là cái lý của tự nhiên, lấy 5 làm cơ số thì vạn vật đều có thể đưa vào trong ngũ hành.

Hà Đồ lấy 1, 2, 3, 4, 5 làm số Sinh, bởi vì căn cứ vào thiên tượng đều theo Ngũ
Tinh vận chuyển mà biến hóa, vạn vật đều tùy theo cái chuyển dời của Ngũ khí mà sinh trưởng, cho nên có tên là số Sinh. Từ đây, trên cơ sở của các số Sinh đó, số tăng dần với 5 là số Thành, như 5 + 1 = 6, nên 6 là số Thành của 1; còn 5 + 2 = 7 nên 7 là số thành của 2. Cùng cái lý ấy thì 8 là số thành của 3, còn 9 là số Thành của 4, và 10 là số thành của 5. 

Cho nên ở trong đồ hình trên mới có hàm nghĩa:
Nhất dữ lục cộng tông
Nhị dữ thất vi bằng
Tam dữ bát thành hữu
Tứ dữ cửu đồng đạo
Ngũ dữ ngũ tương thủ (có 1 thuyết khác nói Ngũ với Thập tương thủ)

Các nhà Nho Dịch còn cho rằng, bởi vì số Sinh 1, 2, 3, 4, 5 là số cơ bản, cho nên số của tất cả các loại số đều có thể từ các số cơ bản này mà suy diễn ra. Năm cái số cơ bản này phân ra Âm Dương Cơ Ngẫu; với 1 3 5 là các số Dương, cộng với nhau lại là 9; còn 2 4 là các số Âm, cộng với nhau thành 6; cho nên Hào Dương trong Kinh Dịch dụng 9, Hào Âm dụng 6. 

Ngoài ra còn có rất nhiều luận thuyết huyền ảo, tại đây không chép lại hết được.
Nguồn: tham khảo - chưa kiểm chứng

Chia sẽ bài viết:

Phong thủy Minh Tuệ

Tử vi Minh Tuệ

Post A Comment:

0 comments so far,add yours